Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the premium-addons-for-elementor domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/u769181853/domains/thuthachsangtaoxahoivietnam.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
GIÁO DỤC -

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ MỞ RỘNG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Bên cạnh những tác động đa chiều, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động. Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, máy móc và trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức người, nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao tăng lên trong khi nhu cầu sử dụng lao động trình độ thấp ngày càng giảm. Trước những tác động đó, để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững thì không có gì quan trọng hơn việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đầu tư, nâng cao phát triển mạnh mẽ chất lượng cho việc giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Tuy đã có những bước phát triển quan trọng và đạt được những thành tựu nhất định, giáo dục ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chỉ khi có được sự quan tâm của mỗi con người Việt Nam, nhất là những người trẻ – đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền giáo dục hiện tại và là nhân tố có thể thay đổi giáo dục trong tương lai, thì giáo dục nước ta mới có thể phát triển vững mạnh, sánh vai với những nền giáo dục, kinh tế tiên tiến trong thời đại kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế.

NHỮNG BẤT CẬP CÒN TỒN ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Hệ thống GD&ĐT ở nước ta còn thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ máy móc. Giáo dục nước ta vẫn đang chú trọng mục tiêu phát triển “trí tuệ” là chính và ít chú trọng đến sở thích hay năng khiếu của học sinh cũng như giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và kỹ năng, phương pháp làm việc.

Giáo dục nghề nghiệp là hình thức đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động. Hiện nay, nhận thức của học sinh, gia đình học sinh và xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được cập nhật; việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường còn chậm chạp, thụ động. Chất lượng giáo dục đại học còn thấp so với mặt bằng các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường.

Các hoạt động nâng cao nhận thức sơ bộ về hình thức giáo dục mở chưa thực sự hiệu quả, các dự án mở rộng đối tượng và nội dung giáo dục, đặc biệt là giáo dục hướng đến cộng đồng ở nhiều lĩnh vực xã hội chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư. 

Còn tồn tại sự bất bình đẳng về cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức giữa học sinh, sinh viên ở các vùng miền, các khu vực. Vấn đề xây dựng các phương tiện điện tử phục vụ cho việc dạy và học còn tự phát, chưa đi vào hệ thống, khó kiểm soát chất lượng và nội dung học tập vì chưa có định hướng thống nhất.

Cơ hội nào cho các startup trong lĩnh vực giáo dục?

Xây dựng nền giáo dục theo hướng mở

 Giáo dục mở được hiểu là mở rộng đối tượng và nội dung giáo dục so với giáo dục chính quy thông thường với mục tiêu gỡ bỏ các rào cản đối với người học, cung cấp nhiều con đường đến với học tập và chia sẻ tri thức để tạo ra sự bình đẳng về tiếp cận giáo dục, hướng tới giáo dục phát triển toàn diện con người về mọi mặt trong đời sống xã hội chứ không chỉ giới hạn ở những bài học, kiến thức trong sách vở. Có thể kể đến một số ý tưởng theo hướng giáo dục mở như ứng dụng GaT – Give and Take the Book giúp trao đổi và mượn sách miễn phí với sứ mệnh giải cứu những cuốn sách “bị lãng quên”, giáo dục và phát triển văn hóa đọc và Survival Skills Vietnam với sứ mệnh giảm thương vong có thể phòng tránh được thông qua giáo dục sơ cấp cứu chuẩn Quốc tế.

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO GIÁO DỤC

Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, mang lại những trải nghiệm mới, sáng tạo; điển hình là ứng dụng đa nền tảng eJOY với mục tiêu giúp việc học Tiếng Anh trở nên thú vị hơn thông qua việc cung cấp dịch thuật phụ và tra cứu từ điển trên các nền tảng video khác hay nền tảng trực tuyến đào tạo và kết nối việc làm Nhật Bản Edcity.

Thực tế hóa chương trình học trong quá trình giảng dạy và áp dụng vào thực tiễn

Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện không thể không nhắc đến các giải pháp thực tế hóa chương trình học trong quá trình giảng dạy và áp dụng vào thực tiễn, nổi bật là GaraSTEM – một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp các dụng cụ, thiết bị, phòng lab về giáo dục STEM và Ngân hàng video giáo dục Trạng giúp sinh động hóa những bài học lý thuyết trong nội dung sách giáo khoa thành video mô phỏng 2D và 3D.