SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VÌ SỰ BỀN VỮNG VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

pang-yuhao-_kd5cxwZOK4-unsplash

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG, TOÀN DIỆN VÀ BÌNH ĐẲNG

Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của một quốc gia, có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

  • Giáo dục và đào tạo chất lượng giúp phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực của người học, giúp họ có khả năng thích ứng với sự thay đổi của xã hội, đáp ứng yêu cầu của công việc và cuộc sống. Giáo dục và đào tạo chất lượng cũng giúp phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giúp người học trở thành những công dân có ích cho xã hội.
  • Bình đẳng giáo dục là quyền cơ bản của con người, là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội. Giáo dục bình đẳng giúp mọi người, không phân biệt giới tính, dân tộc, địa vị xã hội, có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao, phát triển toàn diện và góp phần xây dựng đất nước.
  • Giáo dục và đào tạo toàn diện không chỉ chú trọng phát triển kiến thức mà còn phát triển kỹ năng, phẩm chất và năng lực của người học. Giáo dục và đào tạo toàn diện giúp người học trở thành những con người toàn diện, có đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực để thành công trong cuộc sống.

Cụ thể, giáo dục và đào tạo chất lượng, toàn diện và bình đẳng có những tác động tích cực sau:

  • Nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
  • Tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
  • Góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những hạn chế và vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực Giáo dục

Thực trạng: 

Điều này cho thấy học sinh Việt Nam vẫn còn thiếu kỹ năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề và năng lực ngoại ngữ để không chỉ hoàn thành chương trình học trên trường mà còn đáp ứng nhu cầu khi tham gia các hoạt động xã hội ngoài giờ học. Minh chứng cho vấn đề trên là các số liệu thực tế: khoảng 60% cử nhân đại học, thạc sĩ, tiến sỹ thất nghiệp hoặc làm trái ngành vì không đáp ứng được tiêu chuẩn công việc; rất nhiều học viên đạt điểm trung bình tiếng Anh trên 8.0 ở lớp, IELTS 6.0 hoặc 7.0 nhưng lại không thể sử dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống.

Nguyên nhân

  • Chương trình giáo dục còn nặng về lý thuyết, chưa cập nhật kịp thời với sự phát triển của khoa học công nghệ.
  • Phương pháp dạy học còn truyền thụ một chiều, chưa chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
  • Chương trình giáo dục còn nặng về lý thuyết, chưa cập nhật kịp thời với sự phát triển của khoa học công nghệ yêu cầu của cuộc sống năng động. Chương trình sách giáo khoa còn thiên về truyền đạt kiến thức, chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tự học, chưa cân đối dạy “chữ” với dạy “người”, giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như định hướng nghề nghiệp. 
  • Phương pháp dạy học còn truyền thụ một chiều, chưa chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Điều này khiến cho học sinh thụ động trong học tập, không có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
  • Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa được đào tạo bài bản về phương pháp giảng dạy hiện đại. Có hiện tượng vừa thiếu, vừa thừa giáo viên do không có sự đồng bộ về loại hình. Rất nhiều địa phương có tổng biên chế giáo viên đủ, thậm chí thừa, nhưng lại thiếu những loại hình giáo viên như ngoại ngữ, âm nhạc, kỹ thuật.
  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học.
  • Môi trường giáo dục còn chưa thực sự thuận lợi cho việc phát triển toàn diện cho học sinh. Thi cử còn nặng nề và tốn kém. Nhiều gia đình còn coi trọng thành tích học tập hơn là phát triển năng lực của học sinh.

Thực trạng: 

  • Chất lượng giáo dục ở các trường công lập và trường tư thục còn có sự chênh lệch đáng kể về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chương trình học. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022-2023, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt chuẩn quốc gia của các trường công lập là 73,3%, trong khi đó tỷ lệ này ở các trường tư thục là 95,5%.
  • Học sinh ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thường có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng thấp hơn so với học sinh ở các thành phố lớn. Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng nằm trong tình trạng chung các trường tiểu học trong vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn về trang thiết bị, phương tiện máy móc, đồ dùng dạy học. Công trình vệ sinh nhiều trường còn thiếu, xuống cấp, nhất là ở các điểm trường lẻ.
  • Tỷ lệ bỏ học còn cao, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dù tỷ lệ đi học đúng tuổi ở Tiểu học và THCS khá cao, tương ứng 98% và 90%, nhưng tỷ lệ học sinh chuyển cấp giảm dần, đặc biệt là chuyển từ THCS sang THPT, ở THPT thì mới đạt được khoảng 69%. Tỷ lệ học sinh có trình độ đại học trở lên của các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa là 27,2%, trong khi đó tỷ lệ này ở các thành phố lớn là 51,2%.

    Nguyên nhân:

     

  • Sự đầu tư cho giáo dục ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn hạn chế.
  • Cơ chế quản lý giáo dục còn chưa hiệu quả, chưa tạo điều kiện cho các trường học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa phát triển.
  • Khoảng cách đến trường, trở ngại về ngôn ngữ và thiếu thốn về tài chính là những rào cản đặc biệt với học sinh vùng dân tộc thiểu số. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các hộ dân tộc thiểu số vẫn đang cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo và cận nghèo chung của cả nước.

ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO GIÁO DỤC ĐỂ TẠO RA GIÁ TRỊ VÀ TRAO QUYỀN

KẾT HỢP GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ (EDTECH)

Tại các trường học, công nghệ đang trở thành một phần quan trọng không thể thiếu. Công nghệ có thể cá nhân hóa việc học, bổ sung vào chương trình dạy học và mang đến việc tiếp cận dữ liệu học tập toàn cầu một cách dễ dàng cho những người không có nhiều cơ hội và điều kiện được giáo dục toàn diện.

Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”).

Các mô hình tiêu biểu : SMART Education, SMARTER Education, E- learning, M- learning,...

ĐỔI MỚI TRONG NỘI DUNG, CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Vận dụng phương pháp dạy học theo tình huống: Với quan điểm dạy học này, học sinh cần tự lực để giải quyết một vấn đề mà giáo viên đưa ra, sau đó thống nhất và đưa ra kết quả được tổng hợp lại. Nên sử dụng nội dung gắn liền với thực tiễn điều đó giúp học sinh dễ hình dung và vận dụng vào lý thuyết nhiều hơn. Cũng như tạo năng lực sự phát triển tư duy của học sinh hiện nay.

Xây dựng câu hỏi, đánh giá khoa học: Biết cách đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh theo mục tiêu nội dung bài học trong suốt quá trình rèn luyện bằng những bài tập hoặc các câu hỏi. Để từ đó học sinh chủ động hình thành và phát triển kỹ năng tự tìm tòi và đánh giá các học sinh với nhau.

Ứng dụng công nghệ và hoạt động trải nghiệm thực tiễn vào giảng dạy: Hoạt động trải nghiệm trong môn Lịch sử rất quan trọng. Một trong những nguyên nhân từ xưa đến nay khiến cho học Lịch sử trong nhà trường trở thành nặng nề và nhàm chán là do học chay, dạy chay. Cho học sinh đi "du lịch" vòng quanh thế giới bằng những phần mềm 3D. Điều này giúp giờ học Lịch sử sinh động, thú vị hơn nhiều. Ngay xung quanh các em, cũng có vô vàn vật mà mang nguồn thông tin tư liệu lịch sử, như một tờ lịch, một đồng tiền, một cái miếu thờ... hãy hướng dẫn các em tìm hiểu về những hiện vật lịch sử gần gũi đó. Đấy cũng là một cách phát triển năng lực và thể hiện tình yêu lịch sử hiệu quả.